Lauren Juliff sau khi bỏ công việc bán thời gian tại một siêu thị ở Anh năm 2011 bắt đầu thực hiện ước mơ đi vòng quanh thế giới và trở thành một digital nomad (dân du mục kỹ thuật số).
Thuật ngữ digital nomad lần đầu tiên được biết đến rộng rãi vào năm 1997 khi hai tác giả Makimoto và Manners viết một cuốn sách trong đó nói về việc cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào nhờ có internet. Ngày nay thuật ngữ trên chỉ những người thường xuyên di chuyển khắp nơi,ặttốigiấukíncủacácbloggerdulịlịch đá world cup không có chỗ ở cố định và kiếm tiền dựa vào việc làm việc qua mạng. Blogger du lịch toàn thời gian là một trong số các digital nomad.
Ban đầu định hướng của Juliff thành công. Cô có một blog du lịch và kiếm tiền từ việc kể lại các trải nghiệm phiêu lưu. Khám phá những vùng đất mới khiến nữ du khách Anh cảm thấy cuộc sống thật sống động và học hỏi được nhiều điều mỗi ngày. Trong một chuyến đi Lauren gặp được bạn trai, cũng là digital nomad và bắt đầu khám phá thế giới cùng nhau. Trong 5 năm, hai người đến 75 quốc gia, có nơi họ ở lại vài tháng nhưng có điểm đến rời đi rất nhanh.
Nhưng sau 5 năm đó, Lauren bắt đầu phải chịu đựng những cơn khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng và chúng lặp đi lặp lại nhiều lần. Dù đã thay đổi chế độ ăn uống và tập thiền, Lauren nhận ra cách duy nhất để ngăn chặn những khủng hoảng trong tâm trí là "nghĩ về nhà", nơi có bố mẹ và bạn bè của cô.
Mỗi khi Lauren khủng hoảng cô ngay lập tức nghĩ đến việc "tìm nhà" và nỗi lo lắng tan biến nhanh chóng. Nữ du khách nghi ngờ những bất ổn trong cảm xúc đến từ sự thiếu ổn định vì phải di chuyển thường xuyên. Cứ vài tuần, cô lại thay đổi chỗ ở sang một đất nước mới, gặp gỡ những người mới, thay đổi món ăn hàng ngày và phải làm quen với một ngôn ngữ mới. Những điều đó thay đổi liên tục khiến Lauren nao núng.
Việc đến ở trong các ngôi nhà khác nhau cũng khiến Lauren phải làm quen với nhiều loại thiết bị nhà bếp khác nhau. Cô thường xuyên phải ra ăn ngoài, cơ thể của Lauren trở nên ốm yếu hơn.
Sau những biến đổi về tâm lý, Lauren quyết định chuyển đến Lisbon, Bồ Đào Nha để ổn định cuộc sống. Cô nhận thấy sức khỏe tinh thần và thể chất được cải thiện đáng kể.
Vì sống cố định ở một nơi, Lauren có thời gian làm quen và kết bạn, học nấu ăn và có thêm các sở thích không liên quan đến du lịch. Ngồi một chỗ để làm việc cũng giúp Lauren dành được nhiều thời gian hơn cho công việc, thu nhập vì thế tăng gấp ba.
Xu hướng trở thành một digital nomad trong những năm qua đang bùng nổ mạnh mẽ trên thế giới. Năm 2023, hơn 17 triệu người Mỹ tự giới thiệu về mình là dân digital nomad, gấp đôi so với năm 2019.
Beverly Thompson, nhà xã hội học tại Đại học Siena ở New York, Mỹ, viết rằng những digital nomad thường gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác giới (không làm cùng công việc). Các digital nomad thường không biết văn hóa hoặc ngôn ngữ của những đất nước họ liên tục ghé thăm nên phải tìm kiếm những người giống mình để kết bạn. Beverly nói gia đình, bạn bè thường "sốc và hoang mang" khi biết cô chọn lối sống này.
Lauren cũng thừa nhận hạn chế trong tạo dựng các mối quan hệ. Cô có bạn bè khắp thế giới và thường xuyên gặp nhau khi họ đến cùng một thành phố. Nhưng sau vài năm, cô nhận ra rằng phần lớn những mối quan hệ này "nông cạn đến nhường nào".
Hầu hết những digital nomad Lauren gặp và quen biết đều giải nghệ sau 5 năm vì muốn ổn định cuộc sống, tạo dựng các mối quan hệ lâu dài và bền vững. Lauren tiết lộ những mặt tối này ít người biết được vì hiếm khi các digital nomad công khai chia sẻ.
Lauren lên tiếng cảnh báo tới những người khác về cuộc sống và mặt tối của một blogger du lịch toàn thời gian với mong muốn mọi người tránh gặp phải khủng hoảng tinh thần giống mình.
"Một phần vì những người theo dõi yêu thích cuộc sống đi khắp nơi của bạn. Khi tôi thông báo sẽ kết thúc lối sống du lịch toàn thời gian của mình, nhiều người trong số đó bày tỏ sự tức giận", Lauren nói.
Lauren hiện sống ở Melbourne, Australia cùng chồng nhưng vẫn muốn đi du lịch ba tháng mỗi năm.
Anh Minh(Theo MSN, Instagram, DM)